27 November, 2016

#RECIPE 9: VEGAN PUMPKIN SOUP




Yes! Pumpkin soup with no cream or milk! Because it's Vietnamese style!

Even it doesn't have cream or milk but I'm sure the creamy texture of it'll make you surprise! I used no parsley but coriander and some kind of Vietnamese herbs called: Ngò gai or Sawleaf and Ngò om or Rice paddy herb. These 2 herbs are usually seen in Southern Pumpkin soup(the soup you eat with hot steamed rice).

The saler at the market always grab them together with the pumpkin so I didn't waste them! They go really well with the pupmkin, especially soup.

You can use the butter nut squash for more chewy texture and replace the pumpkin seeds by the peanut. Actually, Vietnamese people usually cook the peanut in pumpkin soup. You can also add the mushroom as you like. Combine the carrot for more nutrions and nice color.



*) Ingredients:

- 300gr pumpkin
- Pumpkin seeds
- 1 medium size carrot
- 2 leek
- 1/2 medium onion
- Saw leaf and Rice paddy herb
- Coriander
- Olive oil or Vegetable oil
- Vegetble stock
- Salt
- White pepper
- Vietnamese Banh mi or Baguette







*) Cooking

- Peel and wash the pumpkin. Cut into small cubes,Take all the seeds out.
- Peel and wash the carrot also. Slice.
- Peel and wash the onion. Chop well.
- Wash the seeds and drain well. Set aside.
- Slice the leek. Then fragrance them in olive oil in a saucepan. Then add the chopped onion also,
- Add the carrot slice to the saucepan and stir fry them. Sprinkle some salt and pepper. Then add the pumpkin cubes also. Sprinkle some salt and pepper. Stir fry well.
- Add vegetable stock to the stir fried pumpkin and carrot saucepan. Cook in medium high heat until boil. Reduce to low heat and start to simmer. Lift on.
- When the pumpkin and carrot turn soft. Use a hand mixer to mash them. If it's too thick. Add more vegetable stock( around 2-4 TBSP). Cook again until boil. Seasoning again to your taste.
- Add some olive oil in a skillet. Then add the pumpkin seeds and sprinkle some salt.Toast them until fragrance.
- Wash and drain the herbs. Then chop.
- Toast the Bánh mì slices with olive oil and a little bit salt.
- Serve the soup with some olive oil drizzle, white pepper. Sprinkle the herbs and toasted pumpkin seeds. Dip the toasted Banh mi.


30 October, 2016

HỘI AN/ 2016 (Day 1)

Cảm hứng Đông Dương tại Hội An.



Đến Hội An ngay đợt bão. 12h trưa mình check in tại khách sạn Hội An Historic mà ủ ê nhìn gió giật đùng đùng ngoài cửa. Kế hoạch đi ăn Bánh mì ngon nhất Thế giới và Cao lầu cũng đổ bể, phải gọi đồ ăn nhà hàng mang lên ngay khi vừa đặt chân tới Hội An.



Vì không thể ra ngoài thưởng thức đặc sản địa phương nên mình ngay lập tức order món đặc sản nơi đây: Hoành thánh chiên sốt tôm. Nhất quyết không thử Cao lầu vì mình muốn để dành món này ngồi ăn ở Phố cổ cho đúng chất.



Trái với ý nghĩ ban đầu rằng thức ăn ở các nhà hàng, khách sạn cao cấp thường rất "vô hồn" và công thức (quan điểm cá nhân của 1 đứa thích ngồi lê la hàng quán :P), món Hoành thánh chiên sốt tôm giá 139.000đ của Hội An Historic rất là ngon. Hoành thánh chiên giòn, sốt làm từ cà chua tươi nên có vị chua rất thanh, tôm thịt chắc, cho chút tương ớt đặc sản Hội An lên dùng kèm rất hợp với thời tiết mưa bão lạnh lạnh.

Khoảng 2h chiều mưa đã ngớt. May quá! Thế là lên đồ dạo phố cổ ngay.

Nhưng trước đó mình không thể không ghé thăm Vườn rau Trà Quế ở ngoại thành Hội An, cũng không xa lắm, khoảng 15' đi xe. Ở đây vào tham quan mua vé người lớn( người Việt Nam) thì 20.000đ/ người, Tây thì 30.000đ/ người, trẻ em miễn phí.







Vườn rau thơm ngát, nhất là lúc đi qua khu trồng hành và rau húng quế. Rau húng quế mọc thành từng bụi to, nở hoa tím, hoa trắng chi chít, rất thơm. Ở đây mình còn ấn tượng nhất giàn bầu, giàn bí siêu khủng, sờ tay vào còn dính đầy bụi phấn. Dọc theo 2 bên ruộng là các bụi hoa dại, đu đủ rất sai trái. Món ăn đạc sản nơi đây chính là "tam hữu" (cuốn tôm, rau và thịt) với rau thơm sạch được hái chính từ ruộng Trà Quế. Tiếc là khi mình đến mưa rất to và nhà hàng không làm việc nên chưa có dịp thử món này.



 







Từ khách sạn mình ở đường Trần Hưng Đạo đi bộ ra phố cổ chỉ mất 15'. Ở đây khách Trung rất đông - -, Hàn Quốc cũng đông. Trung tâm phố cổ với hàng quán nhỏ, đơn giản và chỉ sơn màu vàng ngô(bắp) rất đồng đều. Cứ cách 1,2 nhà là lại có 1 nhà trồng hoa giấy rủ xuống rất to.




















Ngay đường Trần Phú, đi một chút là gặp Nước Mót Hội An, nổi đình nổi đám một thời gian trước trên mạng, do anh trai trẻ tuổi, da trắng bán, rất hiền và vui vẻ. Đây cũng là món nước rất thơm ngon và mát mà mình rất thích. Nước chủ yếu pha từ các thảo mộc, sả chanh, có quả táo tàu, ngọt thanh chứ không gắt. Đến Hội An mùa hè thì món này đắt phải biết. Tiếc là sáng hôm sau muốn uống tiếp nên quay lại mà sáng anh chưa bán.








Ở đây, mình cũng đã thử đậu hũ nước đường, xoa xoa (thạch đen - trắng thôi :P) và thịt nướng thần thánh cuốn bánh tráng. Điều mình cực thích ở đồ ăn Hội An và cả Đà Nẵng chính là rau sống rất tươi và ngon. Món khô hay nước đều được ăn kèm với rất nhiều rau sạch. Rau ở đây nhỏ, rất đặc trưng.











Đậu hũ và xoa xoa cũng không có gì quá đặc biệt, trong Sài Gòn ngon hơn á =))). Món thịt nướng đỏ đỏ Hội An cuốn bánh tráng mua phần 2 người ăn 80.000đ được rất nhiều thịt. Thịt có màu đỏ là do được ướp với loại đường đặc biệt chỉ có ở Hội An, rắc mè lên rất thơm. Rau sống cuốn chung rất tươi, có kèm khế, chuối chát. Nước chấm không quá đậm đà như người ta vẫn thường đồn về thức ăn miền Trung. Mình ăn món này khi trời đang mưa lất phất rồi chuyển to luôn.



 Mưa to lắm thế mà vẫn nhiều người, đặc biệt là mấy cặp đôi ào đến ăn món thịt nướng này. Người dân Hội An rất nice, thấy mưa to, những người làm việc tại Văn phòng hướng dẫn du lịch tại đó bảo khách hàng ăn thịt nướng vào trong văn phòng của họ ngồi chờ và gọi cả chị thịt nướng và chị xoa xoa vào trú luôn. Khi mưa ngớt cũng là lúc chị bán hết thịt nướng.

Tối đó, mình đi bộ ra đường Phan Chu Trinh để ăn Cơm gà Bà Nga. Mà số nhọ quá nhà bà Nga tối đó không bán, dòm vô thấy đang dô cụng beer to lắm, chắc nhà có tiệc nhậu :'(. Chịu khó đi bộ thêm chút nữa xuống Cơm gà bà Buội cách đó không xa lắm thì lời quả như đồn, Bà Buội không bán luôn =))). Vậy là tiu nghỉu vòng lên, thấy có một quán sáng đèn và treo đèn lồng đỏ, quán tên Phúc, đối diện xéo xéo quán Cơm gà Bà Nga xíu.



Phúc bán cả cơm gà và cao lầu. Đói quá rồi nên vào thôi. Quán không sang trọng nhưng sạch sẽ. Chủ là 2 vợ chồng trẻ, mới chỉ bán 2 năm nay. Khách khá đông nên 2 người phục vụ hơi chút(chút thôi). Mình gọi một cơm gà, một gỏi và một cao lầu.





Cơm gà rất ngon, hạt cơm dẻo và thơm, thịt gà mềm và chắc. Nhưng mình thích nhất là dĩa gỏi. Gỏi gà Hội An được bóp với đu đủ xanh, chan tí tương ớt nên có màu đỏ đỏ. Mình vốn không thích ăn đu đủ xanh mà món này mình cứ ăn tìn tìn thôi. Nước gỏi chỉ đơn giản là muối tiêu chanh( Mình nghĩ có thêm chút nước luộc gà nữa). Nhưng chủ yếu là do thịt gà ngon và luộc vừa tới. Dĩa gỏi nhiều thịt đùi 100.000đ. Cao lầu không quá đậm, cũng ngon nhưng không bằng cao lầu mình ăn ở Cô Ba xứ Quảng, đường Hai Bà Trưng trong này. Phần cơm gà 35.000đ, cao lầu cũng 35.000đ.




Ngày đầu tiên đến Hội An co chút buồn vì thời tiết mưa bão, không thể tự do khám phá nhiều nơi như mình muốn. Nhưng lúc nào cũng vậy, Hội An chưa làm ai phải thất vọng bao giờ. Cảnh vật, không khí trong lành và những dư âm của phố Hội cứ níu giữ người ở lại. Trong trung tâm một phố nhỏ, mà có biết bao gánh hàng rong ăn vặt món ngon giá bình sân, những hàng quán cà phê rang xay, kèm các món Âu phục vụ du khách nước ngoài, những cửa hàng lưu niệm...